CHUYÊN LẮP PHỤ KIỆN ÔTÔ CHẤT LƯỢNG CAO
Hotline: 0907.435.444

NASA rút ngắn quãng đường lên sao hỏa bằng công nghệ mới

Trong một bài phát biểu mới đây tại nhà máy Aerojet Rocketdyne, Charles Bolden, người đứng đầu NASA cho biết cơ quan này đang tìm kiếm các giải pháp mới để rút ngắn thời gian các chuyến bay đến sao Hỏa (với công nghệ hiện nay là khoảng 8 tháng).

Các công nghệ như động cơ đẩy bằng năng lượng mặt trời cũng đã được tính đến nhưng NASAvẫn muốn tìm kiếm các giải pháp độc đáo hơn như phi thuyền với tên lửa hạt nhân.

Trong vài năm trở lại đây, việc du hành đến sao Hỏa đang nhận được rất nhiều sự quan tâm mà chủ yếu đến từ các dự án "điên rồ" như Mars One, sự thành công của chương trình Curiosity hay như ý tưởng "nặng ký" của Elon Musk để "xâm chiếm" hành tinh màu đỏ.

Vấn đề chính hiện nay của con người là với tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu hóa lỏng hiện nay thì phải mất 8 tháng hoặc lâu hơn mới có thể hoàn tất một chiếc bay từ Trái đất đến sao Hỏa. Nếu chúng ta có thể cắt giảm thời gian xuống còn một nửa sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí liên quan đến nước, thức ăn và từ đó phi thuyền cũng sẽ dự trữ được một lượng nhiên liệu nhiều hơn cho chuyến trở về. Không những vậy, càng ít thời gian du hành ở không gian bên ngoài bao nhiêu càng tránh được các tia bức xạ tác động lên phi hành đoàn bấy nhiêu.

Tuy nhiên, việc tìm một động cơ đẩy tốt hơn động cơ sử dụng nguyên liệu hóa lỏng hiện nay không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. NASA đã nghiên cứu hàng loạt các công nghệ khác nhau từ nhiều thập kỷ qua. Tính từ năm 2010 đến nay, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã thử qua không dưới 41 phương pháp khác nhau để chế tạo động cơ đẩy. Một trong những giải pháp được xem là triển vọng nhất (ít nhất là trong thời gian ngắn sắp tới) là động cơ đẩy bằng năng lượng mặt trời với các tế bào quang điện.

Aerojet Rocketdyne vừa giành được một hợp đồng để chế tạo động cơ đẩy ion sử dụng năng lượng mặt trời cho NASA. Ưu điểm của động cơ này là nó sẽ tận dụng được nguồn năng lượng vô tận từ mặt trời thay vì sử dụng nguyên liệu hóa lỏng như hiện nay. Hiện tại, Aerojet Rocketdyne đang hợp tác với nhiều công ty, tổ chức nhằm tìm ra giải pháp làm thế nào để một tế bào năng lượng mặt trời thu được nguồn năng lượng cao nhất.

Theo Space.com, Bolden cũng đề cập đến khả năng sử dụng tên lửa hạt nhân nhiệt: tức là tên lửa sử dụng một lò phản ứng hạt nhân để làm nóng khí, sau đó áp suất từ khí này sẽ dẫn theo các ống thúc đẩy động cơ hoạt động. Trước đó, NASA đã giành rất nhiều sức lực cho các chương trình tên lửa hạt nhân mang tên Nerva từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ trước nhưng đã kết thúc vào năm 1972 do chưa thu được các kết quả tích cực.

Bolden muốn NASA "bơm" nhiều tiền hơn nữa cho chương trình nghiên cứu động cơ đẩy cho các phi thuyền không gian vì ông tin với công nghệ hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn những gì chúng ta đang có.

Tham khảo: Arstechnica



Bình luận
Tue/Jan/2025
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tư vấn kỹ thuật
Hotline
0907.435.444
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
LƯỢT TRUY CẬP
Đang truy cập
15
Lượt truy cập
3937137
DIAX
GLADEN
GRIBZ
ASWF
Westfalia Leather
UNCLE
MOSCONI
Silent Coat
DIAX